Trên thị trường có nhiều loại tháp giải nhiệt khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn dựa trên một nguyên lý hoạt động khá giống nhau và đa số hoạt động theo nguyên lý “ làm mát bằng sự bay hơi “.Hiện nay có 2 loại tháp giải nhiệt là:
1. Tháp giải nhiệt tròn
Khi khởi động tháp giải nhiệt, nước sẽ được phun từ trên xuống tấm tản nhiệt theo dạng tia qua hệ thống đầu phun và ống chia nước của thiết bị.
Trong lúc đó, nguyên lý tháp giải nhiệt sẽ sử dụng không khí mát từ bên ngoài đưa vào tháp ở cửa vào nằm dưới đáy tháp. Không khí sẽ di chuyển ngược lên, đi qua tấm tản nhiệt, tiếp xúc với nước và cuốn theo hơi nước nóng đưa ra môi trường bên ngoài.
Nước mát còn lại trong tháp giảm từ 5 – 12°C (tùy dòng tháp) so với nhiệt độ ban đầu sẽ được đưa tới các nhà máy, xí nghiệp hoặc tòa nhà lớn để giải nhiệt cho máy móc, khu văn phòng. Sau đó, nước nóng từ các nhà máy lại được đưa đến tháp hạ nhiệt và lặp lại quy trình làm mát như trên.
2. Tháp giải nhiệt vuông
Dòng tháp giải nhiệt cooling tower này có thiết kế luồng khí đưa xuống bồn nước theo phương thẳng đứng, cùng chiều với lưu lượng nước chảy thẳng xuống bởi tác động của trọng lực. Khi đó, nước sẽ được dàn đều trên bề mặt màng giải nhiệt qua hệ thống phân phối nước dạng máng hoặc đầu phun.
Cùng thời điểm đó, không khí luân chuyển sẽ cuốn theo hơi nước nóng ra môi trường bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ của nước trong hệ thống tuần hoàn. Cuối cùng, tương tự như tháp giải nhiệt nước dạng tròn, nước mát sẽ được đưa tới nhà xưởng để giải nhiệt cho hệ thống máy móc, trang thiết bị tại đây.
Những trường hợp thường gặp phải trong tháp giải nhiệt
Vấn đề mà đa số các tháp giải nhiệt thường gặp phải trong quá trình hoạt động là đóng cặn, ăn mòn và vi sinh vật phát triển. Nước được sử dụng luôn chứa các tạp chất gây đóng cặn và ăn mòn trong tháp giải nhiệt. Bên trong tháp giải nhiệt luôn có sự kết hợp của nước nóng và không khí. Điều này vô tình tạo ra một môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển bên trong tháp.
Các chất rắn và bụi có thể vô tình được đưa vào trong theo không khí mà quạt gió thổi vào tháp gây ra hiện tượng đóng cặn hoặc đi theo dòng nước đến các thiết bị công nghiệp khác và làm hỏng chúng. Về lâu dài chúng có thể gây ra tắc nghẽn đường ống dẫn.
Vấn đề tiếp theo là ăn mòn do nước có lẫn các tạp chất. Sau đó chúng sẽ phản ứng với các phần làm từ kim loại trong tháp giải nhiệt. Kết quả là kim loại mất dần tính chất vốn có, đường ống dẫn bị ăn mòn dẫn đến rò rỉ hoặc tệ hơn là bị vỡ đường ống.