Mẹo lựa chọn điều hòa thông gió nhà xưởng chuẩn nhất

Mẹo lựa chọn điều hòa thông gió nhà xưởng chuẩn nhất
Ngày đăng: 1 năm

     Điều hòa thông gió nhà xưởng là thiết bị không thể thiếu để cân bằng nhiệt độ trong nhà xưởng và tăng hiệu quả làm việc của người lao động. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí lắp đặt, các loại điều hòa thông gió phổ biến và một vài lưu ý giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Điều hòa thông gió – Phù hợp với nhà xưởng nào

     Nhà xưởng là nơi có dây chuyền máy móc hiện đại, số lượng công nhân khá lớn. Do vậy, đảm bảo môi trường lao động (đủ lưu lượng không khí sạch, nhiệt độ trong nhà xưởng phù hợp,...) luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Do đó lắp đặt điều hòa thông gió tại từng khu vực làm việc của nhà xưởng là cần thiết hơn bao giờ hết.

     Điều hòa thông gió là hệ thống cung cấp liên tục lưu lượng gió tươi từ tự nhiên vào nhà xưởng đồng thời thải bụi bẩn, khí nóng ẩm ra bên ngoài, tạo môi trường làm việc thoải mái, mát mẻ cho người lao động.

     Với khả năng làm mát nhanh và lọc không khí hiệu quả, điều hòa thông gió là hệ thống không thể thiếu trong những khu vực như phòng sạch, phòng lạnh, phòng bảo quản thực phẩm,... Không chỉ giúp mang đến sự dễ chịu cho người lao động mà hệ thống còn bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu và gia tăng hiệu quả sản xuất.

     Ưu điểm của điều hòa thông gió nhà xưởng so với hệ thống thông gió tự nhiên, quạt:

- Phạm vi làm mát rộng: Được thiết kế với công suất lớn, lưu lượng gió lớn và phân bố đồng đều, hệ thống điều hòa nhà xưởng đảm bảo cung cấp gió đến toàn bộ khu vực một cách nhanh chóng nhất.

- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Công suất điều hòa lớn, nhanh chóng thông gió làm mát trên diện rộng nên không cần quá nhiều điều hòa, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào.

- Quy trình vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng: Hệ thống được thi công và xây dựng chính xác theo bản vẽ thiết kế giúp quá trình vận hành, bảo trì diễn ra dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ biết chính xác vị trí của từng thiết bị ở đâu để từ đó dễ dàng kiểm soát cũng như phát hiện sự cố về sau.

- Đảm bảo máy móc, thiết bị trong nhà xưởng hoạt động đúng công suất: Điều hòa thông gió có khả năng thanh lọc không khí, chống bám bụi tốt, chống ăn mòn cao,... Do vậy, nó giúp giải quyết các vấn đề như han gỉ, hư hại, ẩm mốc máy móc, trang thiết bị trong nhà xưởng.

- Thích hợp sử dụng tại các khu vực nhà xưởng yêu cầu về độ ẩm, nhiệt độ cao như: khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm, sản xuất vi mạch,...

Lưu ý khi lựa chọn hệ thống điều hòa để thông gió nhà xưởng

     Đầu tiên cần quan tâm chính là cần phải tính toán chính xác lưu lượng gió cần cung cấp cho từng khu vực để từ đó chọn lựa đúng công suất điều hòa. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian cũng như tối đa hóa chi phí thay thế, nâng cấp trong suốt quá trình sử dụng nếu làm tốt công đoạn tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng này ngay từ đầu.

     Thứ hai là vấn đề thiết kế, bố trí vị trí lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió nhà xưởng hợp lý. Vị trí đảm bảo giúp phân bố đồng đều lưu lượng khí tươi tới các khu vực cần thiết; thuận tiện cho việc thoát khí nóng, khí thải; dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo dưỡng trong tương lai; đảm bảo giá trị thẩm mỹ cho nhà xưởng.

     Thứ ba là những lắp đặt chính xác các thành phần trong hệ thống điều hòa thông gió công nghiệp:

- Giàn nóng: Các bệ máy cần được thiết kế và thi công chắc chắn, đảm bảo chịu đựng được trọng lượng của giàn nóng và tải trọng động của các lực rung, lắc khi điều hòa vận hành.

- Giàn lạnh: Cần được lắp đặt cân đối giữa tấm trần và phòng.

- Ống đồng: Đảm bảo được hàn và thi công đúng kỹ thuật

- Ống nước ngưng: Được trang bị bọc cách nhiệt nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản của doanh nghiệp trong quá trình vận hành. Không chỉ vậy, ống ngưng nước phải có dốc đều đặn tới cuối buồng xả, tránh tình trạng ứ, đọng,…

- Cửa gió: Cần lắp đặt cân đối, khít với trần và mặt sàn nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho nhà xưởng.

- Van gió: Phải được thiết kế và bố trí sao cho thuận tiện cho các quá trình thao tác vận hành máy sau này.

     Cuối cùng, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo công suất của hệ thống. Đồng thời có các giải pháp kịp thời để giải quyết sự cố, tránh tình trạng bất ngờ, bị động trong quá trình vận hành.
 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline